Welcome to Thân Hòa's Blog
I am sharing what I learn to live happily and learn how to maintain and delevelop it by Thay Hang Truong's teaching.
About Master Ce Hang Truong
About Venerable Hang Truong: Born in Vietnam, Venerable Hang Truong grew up during the war, and was educated in United States,. He was ordained under Chinese tradition and educated in the Dharma under the direct tutelage of Master Hsuan Hua, the founder of the City of Ten Thousand Buddha Chinese Zen lineage. Master Hang Truong has worked and served multiethnic communities across Asia, America and Europe.
The Master embodies, teaches, and lives by multicultural, multi-disciplined, global centric values. He is very well known for his holistic, integral approach to modernize and integrate Buddhism into the fast changing world.
In 2002, he created Compassionate Service Society, a non profit organization that helps heal the body, mind and spirit. In 2003 he co-founded Hana Spiritual Retreat in Maui, Hawaii, aspires to be a spiritual center to bring key leaders of the world religions together to promote dialogues and cross-cultural understanding. In 2005, the Master launched community wide effort to help the victims and survivors of the Asian tsunami in Sri Lanka. In a world that is in dire need for love and caring, Venerable Hang Truong's innovative work and teaching bring invigorating spiritual uplift and healing, and transcend ethnocentrism and cultural divides. His promotions of peace and harmony for self and community, are indeed the new hallmarks of Buddhism in the 21st century.
Thursday, July 21, 2011
Wednesday, March 30, 2011
Monday, March 28, 2011
Sunday, March 27, 2011
Monday, February 14, 2011
Monday, February 7, 2011
Monday, January 24, 2011
Thọ Bồ Tát Giới – Bodhisattva’s Rules
Thọ Bồ Tát Giới – Bodhisattva’s Rules
Trích bài của Tuệ Anh góp nhặt
(Góp nhặt từ cuốn Đại Cương Kinh Hoa Nghiêm do Thày CE Hằng Trường dịch và lược giải.)
Con đường tiến hóa (tu):
Mục tiêu tối hậu của mỗi chúng sinh là trở thành Phật.Từ phàm phu qua thành bồ tát nhiều lần rồi mới thành Phật. Con đường thật dài, nhưng nếu không bắt đầu và không tinh tấn làm sao tới bến Giác.
Bắt đầu bằng thọ giới bồ tát, tập sống những thói quen tốt (vạn hạnh) khiến cho bốn tầng tâm thức (vị ngã, vị tha, vô ngã và bất nhị) khai mở tiến hóa. Muốn đi xuyên suốt con đường (Phật Đạo) ta cần có phưong tiện với kim chỉ nam, bản đồ và quyết tâm. Thập độ và Thập giới chính là phưong tiện và hướng đi.
Thập độ (10 ba la mật, paramita) là những phương tiện căn bản của con đường tu vạn hạnh:
- Bố thí: vật chất, giảng pháp, thời giờ, dạy càn khôn thập linh …
- Trì giới: giữ gìn giới luật để phòng ngừa phạm sai lầm, chấm dứt việc xấu ác
- Nhẫn nhục: chịu đựng cả xấu lẫn tốt trong mọi hòan cảnh
- Tinh tấn: siêng năng tu luyện, chu tòan bổn phận nhiệm vụ công tư
- Thiền định:khiến tâm vắng bặt suy nghĩ , thanh vắng, nhưng luôn trong sáng trong mọi ý thức
- Trí huệ: tâm bát nhã, chân thật, không chấp trước vào ngã, không phân biệt
- Phương tiện: làm lợi cho chúng sinh, xong rồi thôi không trụ vào đó, không chướng ngại
- Đại nguyện: nguyện tu cho viên mãn, mãi mãi không bỏ cuộc, cho tới bến Bất Nhị
- Đại lực: nguyện hết sức lực dũng mãnh vượt mọi cản trở để viên mãn
- Đại trí: nguyện triển khai trí huệ nhìn rõ thế giới tương đối, không bị mê hoặc, an trụ trong chân tâm
- Phổ nhiêu ích: luôn làm lợi cho tất cả chúng sinh, động cơ là vị tha, không phải vị kỷ
- Bất thọ: không tu theo tà giáo, đạo ngòai tâm,mê hoặc ta mãi trong vị ngã không tiến hóa
- Bất trụ: không chấp trụ cứng ngắc vô bất cứ cái gì hay điều gì làm cản tiến hóa.
- Vô hối hận: không phạm trọng tội để không phải ăn năn hối hận đau khổ làm rối lọan cuộc sống, ngược lại nên trì giới, sinh tâm an lạc
- Vô vĩ tranh: vĩ là ngược lại, tranh là tranh cãi, không tranh cãi ngược lại những giới luật sẵn có, nhưng luôn vui vẻ giữ luật, nhu thuận với cảnh và người chung quanh
- Bất não hại: não là gây phiền não, hại là làm tổn thương, không gây phiền não tổn thương chúng sanh, nhưng hết lòng giúp đỡ độ trì, bớt dữ dằn độc ác, khai mở từ tâm
- Bất tạp: tạp tức là lý luận phức tạp lệch lạc sai lầm, rồi cho mình là đúng, người là sai, dẫn ta đến thái độ kiêu mạn bài bác người khác, dần dần xa lìa cứu cánh bất nhị.
- Vô tham cầu: không tham lam mưu cầu, để không ích kỷ, khoe khoang và tư lợi
- Vô quá thất: quá thất nghĩa là “lầm lỗi”, cố gắng không lầm lỗi, không nên để tâm chú ý đến lầm lỗi của người khác, soi mói bắt bẻ, mà nên tha thứ
- Vô hủy phạm: không cố ý phạm hay hư hại những giới luật trong đạo làm người, như mười giới không (sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói hai chiều, nói lời thô ác, nói lời vô nghĩa, tham lam, sân hận và tà kiến)
Chúng ta nên có thái độ tự nguyện hoan hỉ không bị ép buộc sợ hãi khi thọ giới bồ tát vì “Thọ giới là nhận một sự giáo dục để giúp ta tiến hóa” và “Giới là ông thày giáo dạy ta kiến thức về hành vi, lối sống, cách sinh họat ở những tầng tâm thức cao hơn”.
Ngòai ra, chúng ta còn có Tứ Vô Lượng Tâm: từ, bi, hỉ, xả và những phương tiện khác giúp ta dễ dàng hơn và đi đúng đường Chân Thiện Mỹ hơn.